Khoảng cách xà gồ lợp tôn theo tiêu chuẩn – Khoảng cách xà gồ lợp tôn nếu không được tính toán một cách kỹ lưỡng và chính xác sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc cho công trình. Vì vậy bạn có thể tham khảo một số cách sau để có thể tính được khoảng cách này, giúp căn nhà có được xà gồ hoàn hảo, công trình được chắc chắn, bền đẹp. Ngoài ra, rất nhiều kiến thức về xây nhà, kinh nghiệm từ những chuyên gia được chia sẻ trong Kinh nghiệm và Nhà đẹp, tham khảo thêm các bài viết để giải đáp những khúc mắc của mình nhé!
Tính khoảng cách xà gồ cho mái tôn để làm gì?
- Bố trí xà gồ mái tôn chuẩn giúp nâng đỡ cho phần mái phía trên nên cần phải đảm bảo chắc chắn và an toàn để nâng đỡ tốt cho mái.
- Nếu không tính toán một cách hợp lý, quá trình đóng tôn vào xà gồ sẽ mắc nhiều lỗi, phải tháo ra đóng lại tốn nhiều thời gian, nếu tôn hư hỏng thì lại phải thay mới.
- Lắp đặt xà gồ lợp mái tôn không đúng kích thước, kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng mái tôn, khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến chất lượng công trình
- Đảm bảo độ an toàn trong quá trình thi công và sử dụng công trình xây dựng
- Gúp tiết kiệm chi phí sửa chữa mái tôn, đảm bảo tuổi thọ mái tôn
- Vì vậy, tính toán khoảng cách xà gồ cho mái tôn rất quan trọng.
Yếu tố xác định khoảng cách xà gồ lợp mái tôn
Độ dốc mái và độ dày vật tư quyết định khoảng cách của xà gỗ mái tôn
- Khoảng cách xà gồ thép lợp tôn phụ thuộc vào: Độ dày vật liệu cấu tạo mái: xà gồ (đòn tay), kèo và tôn lợp
- Độ dốc mái: là tiền đề quyết định để chuẩn bị vật liệu cũng như tính được khoảng cách xà gồ mái tôn phù hợp. Độ dốc mái tôn phụ thuộc vào chiều dài mái cần thoát nước, loại tôn sử dụng là lại nào để có thể giảm độ dốc của mái, lưu lượng mưa ở nơi thi công và tính thẩm mỹ của công trình.
Công thức tính độ dốc của mái tôn (tole): được xác định bằng khoảng cách điểm cao nhất và điểm thấp nhất.
Độ dốc mái tôn = chiều cao mái/chiều dài mái
Trong trường hợp độ dốc mái là tối thiểu, yêu cầu xà gồ mái phải thật phẳng, phần úp nóc trên mái và các điểm chồng, nối tôn phải được xử lý thật kín để tránh trường hợp dò nước.
Nói chúng, khoảng cách xà gồ từ 70 cm-90 cm với tôn 1 lớp, 80-120cm với tôn xốp chống nóng là hợp lý.
Để thoát nước mưa dễ dàng, mái cần phải có độ dốc nhất định. Độ dốc mái được xác định từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất của mái tôn. Độ dốc mái lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo mái, cấu tạo, kết cấu, thời tiết khí hậu cũng như kinh phí của từng hộ gia đình.
Tùy theo từng công trình mà sẽ có độ dốc mái khác nhau. Độ dốc mái tối thiểu >15% để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như tính thẩm mỹ cho công trình.
- Mái lợp fibrô xi măng : độ dốc từ 30% – 40%
- Mái lợp tôn múi (tôn 5 sóng, tôn 9 sóng, tôn giả ngói, tôn cách nhiệt): độ dốc từ 15% – 25%.
- Mái lợp ngói : độ dốc từ 50% – 60%.
- Mái lợp bê tông cốt thép : độ dốc từ 5% – 8%.
Vai trò của xà gồ như thế nào?
- Xà gồ thường được ứng dụng để làm mái, làm khung cho các công trình.
- Đối với công trình nhà xưởng, chúng ta thường dùng xà gồ để làm khung, còn đối với công trình xây nhà kho thì xà gồ đước sử dung làm kèo thép để
- tăng độ cứng chắc cho tầng mái của công trình.
- Có thể nói xà gồ là một bộ phận rất quan trọng trong một công trình, là yếu tố giúp cho công trình được bền, đẹp, cứng chắc, không bị ảnh hưởng bởi tác động của thiên tai và thời tiết.
Một số tiêu chuẩn tải trọng mái tôn và xà gồ
Thợ thi công cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng hệ thống tiêu chuẩn sau đây để đảm bảo chất lượng cho hệ thống mái tôn xà gồ.
Hệ thống các tiêu chuẩn chung
Hệ thống các tiêu chuẩn chung bao gồm: TCVN 2737 (Tiêu chuẩn về tải trọng và những tác động), TCXD 229 (Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng theo tiêu chuẩn), TCXDVN 293 (Chống nóng cho nhà ở), TCXDVN 338 (tiêu chuẩn thiết kế, TCXD 149 (Bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn)…
Tiêu chuẩn cụ thể
Tùy vào đặc điểm của từng công trình khác nhau thợ thi công phải đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn để mái tôn được hoàn thiện với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất, tiết kiệm chi phí nhất.
Những tiêu chuẩn về tải trọng mái tôn và xà gồ nhằm mục đích chống nóng, chống ồn, chống xô lệch không khớp với vị trí như thiết kế ban đầu.
Tiêu chuẩn chất liệu tôn
- Khi thiết kế, thi công lắp đặt mái tôn và xà gồ, người thợ cần phải chú ý đến chất liệu của vật tư, đặc biệt là chất liệu của tôn.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tôn khác nhau, mỗi loại lại có những ưu điểm riêng. Tùy thuộc vào địa hình, khín hậu, kết cấu công trình, nhu cầu gia chủ để lựa chọn loại tôn phù hợp nhất. Có 3 loại tôn được ưa chuộng là: tôn 1 lớp, tôn 3 lớp và tôn siêu nhẹ chống nóng, chống ồn.
- Để đảm bảo cho tải trọng mái tôn và xà gồ được đúng như thiết kế, người thi công không nên bỏ qua những tiêu chuẩn về xà gồ.
- Xà gồ là một phần quan trọng giúp phần mái tôn được giữ an toàn và định vị trên cao. Chất lượng xà gồ cần được đảm bảo để khả năng nâng đỡ mái là tốt nhất.
- Tải trọng của mái tôn và xà gồ là một phần rất quan trọng. Nó đánh giá mức độ an toàn và bền đẹp của công trình xây dựng.