Quy trình mạ kẽm nhúng nóng – Mạ kẽm nhúng nóng là một trong những quy trình quan trọng nhằm tác dụng bảo vệ lớp sắt thép bên trong khỏi những tác động bên ngoài. Giúp lớp sắt thép bên trong không bị bào mòn, gỉ sét và đảm bảo được độ bền chắc đối với những công trình sử dụng các sản phẩm Thép hộp mạ kẽm, Ống thép mạ kẽm, Thép ống mạ kẽm Việt Đức, Thép ống mạ kẽm SEAH nhúng nóng.
Biết được những ưu diểm tuyệt vời của các sản phẩm sắt mạ kẽm đối với những công trình hạng mục, tuy nhiên nguyên lý của mạ kẽm nhúng nóng và quy trình mạ kẽm nhúng nóng là như thế nào thì không phải ai cũng biết. Theo dõi những thông tin mà công ty thép Hùng Phát chúng tôi chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng
Bước 1
Tẩy chất nhờn trên bề mạt kim loại: Trong quá trình sản xuất kim loại việc lớp dầu mỡ bám lên sắt thép là điều không thể tránh khỏi. Để giúp tăng khả năng bám dính giữa kim loại và lớp mạ kẽm nhúng nóng thì bước tẩy nhờn là một bước vô cùng quan trọng.
Bước 2
Nhúng trợ dung: Bước này kim loại sẽ được nhúng trực tiếp vào dung dịch amonu clorua và kẽm clorua có tác dụng loại bỏ oxit đã hình thành trên bề mặt kim khí có tác dụng ngăn ngừa oxi hóa và nâng cao tuổi thọ cho kim loại xi mạ.
Bước 3
Mạ nhúng kẽm nóng:
+ Trong bước này chi tiết cần mạ được nhúng hoàn toàn trong bể kẽm nóng chảy có tối thiểu 98% kẽm nguyên chất, hoá chất trong bề kẽm nóng chảy được chỉ định theo tiêu chuẩn ASTM (hoặc tương đương).
+ Nhiệt độ bể kẽm duy trì khoảng 454 °C. Các sản phẩm gia công được nhúng trong bể đủ lâu để đạt tới nhiệt độ của bể mạ, các chi tiết được bỏ ra chậm khỏi bể mạ và lượng kẽm dư được loại bỏ bằng cách tự chảy, rung hoặc li tâm.
+ Các phản ứng lý hoá trong quá trình xử lý vẫn diễn ra khi nhiệt độ chi tiết gần với nhiệt độ bể mạ. Các chi tiết được làm nguội bằng nước hay trong nhiệt độ không khí môi trường ngay sau khi bỏ ra khỏi bể mạ.
Bước 4
Kiểm tra lớp phủ mạ kẽm nhúng nóng:
+ Hai thuộc tính quan trọng của lớp mạ kẽm nhúng nóng được xem xét cẩn thận sau khi mạ là độ dày lớp mạ và biểu hiện của lớp mạ. Tiêu chuẩn ASTM (hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương) đã đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu về độ dày lớp phủ thep hop ma kem nhúng nóng cho các loại chi tiết trong các lĩnh vực khác nhau.
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới độ dày và biểu hiện của lớp mạ kẽm là bao gồm: thành phần hoá học của thép, điều kiện bề mặt thép, nhiệt độ bể mạ, thời gian nhúng trong bể mạ, tốc độ lấy ra khỏi bề mạ, tốc độ làm nguội thép…
+ Thành phần hoá học của thép cần mạ là rất quan trọng, hàm lượng silicon và phosphorus có trong thép ảnh hưởng mạnh tới độ dày và bề ngoài của lớp mạ kẽm, ngoài ra các thành phần khác như carbon, sulfur, manganese cũng có hiệu quả thứ yếu lên độ dày của lớp phủ ong thep ma kem. Tổ hợp các thành phần kể trên được gọi là thép phục hoạt (reactive steel) trong công nghệ mạ nhúng kẽm nóng. Tổ hợp này nó có khuynh hướng làm tăng tốc sự phát triển của các lớp hợp kim kẽm sắt, điều này có thể làm cho lớp mạ phủ kẽm là bao hàm hợp kim kẽm sắt, do vậy thay vì có một bề mặt ngoài sáng màu kẽm thì lớp phủ mạ kẽm sẽ có màu xám đậm, lớp phủ màu xám đậm này sẽ cung cấp sự bảo vệ tốt như lớp phủ bảo vệ có bề mặt ngoài sáng.
+ Các chỉ tiêu lớp mạ kẽm thường được lấy theo tiêu chuẩn ASTM A123 đối với các sản phẩm kết cấu và theo tiêu chuẩn ASTM A153 đối với các chi tiết nhỏ khác như Bulong, ốc vít…hoặc sử dụng theo các tiêu chuẩn tương đương khác.